Hậu quả Thiết_giáp_hạm_hiệp_ước

Hiệp ước Hải quân Washington được ký kết bởi Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Pháp và Ý — tất cả các cường quốc hải quân chính. Mặc dù Pháp và Ý đã từ chối đàm phán ở nhiều giai đoạn nhưng giới hạn về kinh tế đảm bảo rằng họ cũng không sử dụng hết điều khoản các hiệp ước. Phải đến khi Hiệp định Hải quân Anh-Đức được kí kết thì một cuộc đua vũ trang mới bắt đầu ở châu Âu.[19]

Các chính sách của Nhật Bản vào giai đoạn những năm 1930 được chỉ đạo bởi các bè phái quân phiệt. Bị kích động bởi Đạo luật Vinson-Trammell được quốc hội Mỹ phê chuẩn vào năm 1934, họ quyết định rút khỏi các hiệp ước sau đó hai năm. Dù ban đầu tỏ ra muốn đàm phán tại hội nghị Luân Đôn thứ hai, Nhật Bản rút khỏi bàn đàm phán vào tháng 1 năm 1936 và để các hiệp ước kia hết hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 1936.[1][28] Họ sau đó hoàn thành các chiếc Yamato mà phạm vi điều kiện hiệu ước một cách trắng trợn.[21]

Hiệp ước đã kiềm hãm sự phát triển của thiết giáp hạm đến mức mà khi các nước bắt đầu tái vũ trang, sự phát triển của không lực hải quân và tàu ngầm đã bắt đầu sự lỗ thời của các thiết giáp hạm. Nó vẫn giúp thúc đẩy một cuộc cách mạng cuối cùng cho công nghệ Dreadnought.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiết_giáp_hạm_hiệp_ước http://www.combinedfleet.com/Mutsu.htm http://www.navweaps.com/index_tech/tech-089_London... http://avalon.law.yale.edu/20th_century/kbpact.asp http://avalon.law.yale.edu/20th_century/tr1921.asp https://www.britannica.com/event/Washington-Confer... https://books.google.com/?id=LQHSAwAAQBAJ&printsec... https://books.google.com/?id=_3pZDwAAQBAJ&pg=PT130... https://books.google.com/?id=cp8uzdnhT4QC&pg=PA400... https://books.google.com/?id=kLOEAgAAQBAJ&pg=PA5&d... https://books.google.com/?id=qb0fDAAAQBAJ&pg=PA444...